image banner

Thả động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên

0:00 / 0:00
Ngọc Hoa - Đọc báo
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 25

Ngày 14/11/2019, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương, Hạt Kiểm lâm huyện Dầu Tiếng đã phối hợp với Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) và Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang thả 03 cá thể khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), 01 cá thể kỳ đà vân (Varanus nebulosus) về nơi cư trú tự nhiên phù hợp với loài theo đúng quy định

             Ngày 14/11/2019, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương, Hạt Kiểm lâm huyện Dầu Tiếng đã phối hợp với Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã (WAR) và Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang thả 03 cá thể khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis), 01 cá thể kỳ đà vân (Varanus nebulosus) về nơi cư trú tự nhiên phù hợp với loài theo đúng quy định.

Hình ảnh: Thả các các thể khỉ về môi trường sống tự nhiên

             Các cá thể khỉ đuôi dài và kỳ đà vân thả đợt này có 01 cá thể khỉ, 01 cá thể kỳ đà vân là tang vật từ các vụ vi phạm hành chính bị  xử lý tịch thu; 02 cá thể khỉ do người dân tự nguyện giao nộp; Các cá thể động vật hoang dã này trước khi thả về môi trường sống tự nhiên được Chi cục Kiểm lâm chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã (WAR) ấp Lê Danh Cát, xã Định Thành Huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương để chăm sóc, cứu hộ. Sau thời gian chăm sóc, cứu hộ và nuôi dưỡng, toàn bộ số động vật này đều khỏe mạnh và đủ điều kiện để tái thả về với môi trường tự nhiên phù hợp với đặc tính sinh thái của loài.

             Trong đợt này, Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã (WAR) kết hợp thả 05 (năm) cá thể rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) được sinh sản tại Trung tâm có nguồn gốc gây nuôi hợp pháp do ông Nguyễn Vũ Khôi cho tặng Trung tâm.

Hình ảnh: Thả các cá thể rùa hộp lưng đen về môi trường sống tự nhiên

             Việc thả các cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ về môi trường tự nhiên nhằm mục đích tăng số lượng cá thể loài động vật rừng, bảo tồn nguồn gen, góp phần tăng tính bảo tồn đa dạng sinh học./.

Nguyễn Thị Thu Hà