Trong Quý I, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2017, kết hợp Hội nghị cán bộ, công chức; triển khai xây dựng Kế hoạch chi tiết, dự toán chi tiết kinh phí được giao và tổ chức thực hiện; xây dựng quyết toán sử dụng dự toán được giao cho đơn vị năm 2017; báo cáo việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục Kiểm lâm
Để góp phần thực hiện hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh và của ngành, cán bộ, công chức Kiểm lâm Bình Dương quyết tâm phấn đấu ngay từ những ngày đầu năm, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chính của Sở Nông nghiệp và PTNT đề ra, ra sức phấn đấu, đề cao trách nhiệm, tập trung nỗ lực thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2018 ngay từ Quý I.
Kết quả, trong Quý I, đã tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng năm 2017, kết hợp Hội nghị cán bộ, công chức; triển khai xây dựng Kế hoạch chi tiết, dự toán chi tiết kinh phí được giao và tổ chức thực hiện; xây dựng quyết toán sử dụng dự toán được giao cho đơn vị năm 2017; báo cáo việc rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế của Chi cục Kiểm lâm.
- Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án
Lập thủ tục xin chuyển vốn năm 2017 sang năm 2018 đối với các chương trình, dự án: Dự án “Điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn tỉnh”, phương án “Phòng chống sự cố môi trường do cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, 02 phương án trồng rừng: “Trồng rừng bằng vốn ngân sách (đợt 2) tại tiểu khu 17 rừng Kiến An, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”, “Trồng rừng bằng vốn ngân sách khu vực Gò Sọ, Tiểu khu 23 do Hạt Kiểm lâm Tân Uyên – Bắc Tân Uyên quản lý”; dự án “Định giá rừng” để làm cơ sở để triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Hình ảnh: Quảng cảnh Hội nghị Tổng kết công tác Quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2017 kết hợp
Hội nghị cán bộ, công chức văn phòng Chi cục Kiểm lâm năm 2018 (Hình: Thu Hà)
Tình hình Bảo vệ rừng Quý I
1. Công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên
- Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
Hình ảnh: Kiểm lâm và chủ rừng diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng
tại rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng (Ảnh: Nguyễn Văn Tựu)
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 05/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2018, đôn đốc các Hạt Kiểm lâm, các chủ rừng triển khai thực hiện phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn quản lý và tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch PCCCR. Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra công tác PCCCR năm 2018 tại địa bàn các huyện có rừng Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, định kỳ về diễn biến tình hình cháy rừng đúng theo quy định.
Hình ảnh: Tuần tra bảo vệ rừng tại rừng phòng hộ núi Cậu Dầu Tiếng (hình: Nguyễn Văn Tựu)
- Công tác quản lý hoạt động gây nuôi, trồng động, thực vật hoang dã
Thống kê đến ngày 28/02/2018, trên địa bàn tỉnh trên có 147 cơ sở đang gây nuôi động vật hoang dã, với 90 loài, 12.609 con, gồm; nhóm IB – 19 loài- 252 con, nhóm IIB – 19 loài – 6.208 con, thông thường – 52 loài- 6.149con; có 33 cơ sở (huyện Phú Giáo 28 cơ sở và Dầu Tiếng 05 hộ gia đình, cá nhân) trồng cấy với diện tích 202,29 ha với 02 loài (cây dó bầu 49.450 cây và cây sưa 43.745 cây).
Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, quản lý các cơ sở gây nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thông thường, điều kiện chuồng trại động vật hoang dã hung dữ đợt 1 năm 2018; xây dựng lịch phối hợp kiểm tra các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã (gấu nuôi nhốt) trên địa bàn thị xã Dĩ An, Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một; hướng dẫn 02 hộ dân trên địa bàn thị xã Thuận An thủ tục đăng ký nuôi chim trĩ đỏ.
- Hoàn thành công tác theo dõi diễn biến rừng và kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp.
- Công tác sử dụng và phát triển rừng
Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt chủ trương tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây 19/5/2018” và trồng cây phân tán năm 2018. Chi cục Kiểm lâm có tờ trình xin phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu: Tư vấn lập hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ đề xuất; mua cây giống trồng cây Lễ phát động 19/5 và trồng cây phân tán năm 2018.
Hình ảnh: Rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách năm 2016 tại tiểu khu 17,
khu vực rừng Kiến An, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
Thực hiện chăm sóc và bảo vệ rừng trồng vốn ngân sách tại tiểu khu 17 khu vực rừng Kiến An, xã An Lập, huyện Dầu Tiếng năm thứ 3, diện tích 32,5 ha rừng sản xuất theo Phương án thiết kế đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Triển khai tuyên truyền văn bản pháp luật về giống cây trồng lâm nghiệp và hướng dẫn kỷ thuật trồng rừng trồng cây Keo lai hom, cây Dầu, cây Sưa đỏ cho các tổ chức, hộ gia đình và nhân dân trên địa bàn 03 huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, mỗi huyện 02 xã.
Phối hợp với Sở xây dựng và Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện việc bàn giao sản phẩm Dự án “Giải pháp bảo vệ rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Bình Dương” cho các đơn vị này để triển khai các nội dung công việc đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2633/QĐ-UBND ngày 03/10/2017; và tiếp tục phối hợp thực hiện xây dựng đề án quy hoạch cây xanh, xây dựng bộ tiêu chí cây xanh, danh mục các loài cây nên và không nên trồng trên địa bàn tỉnh.
- Công tác Thanh tra, hoạt động xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, quản lý lâm sản
Tổng số vụ đã phát hiện lập biên bản vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng là 04 vụ (so với cùng kỳ năm trước giảm 5 vụ). Động vật rừng tịch thu 05 cá thể (Dúi, Cầy vòi hương, Cầy hương). Thu nộp ngân sách tiền phạt vi phạm hành chính trên 27 triệu đồng.
Tiếp nhận 01 cá thể Khỉ đuôi lợn và 04 con Rắn hổ hành do người dân làm đơn tự nguyện giao nộp, phối hợp với Trung tâm bảo vệ động vật hoang dã (WAR) để cứu hộ, chăm sóc sau khi phục hồi sức khỏe, đã tổ chức thả các các thể động vật hoang dã trên về rừng tự nhiên U Minh Thượng - Cà Mau theo quy định.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm phát luật về bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức cho cán bộ, công chức trong đơn vị và sâu rộng ngoài nhân dân để cán bộ, công chức và người dân nắm bắt và chấp hành thực hiện.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng; triển khai thực hiện Quyết định số 05/QĐ-SNN ngày 09/01/2018 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2018 của các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; thực hiến tốt chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Kiểm tra đóng búa gỗ tròn nhập khẩu hợp pháp không có dấu búa hoặc dấu hiệu đặc biệt khác của nước xuất khẩu 61 trường hợp với 10.177,499 m3; Kiểm tra xác nhận nhập, xuất lâm sản là 1.798 trường hợp.
Phương hướng nhiệm vụ Quý II và năm 2018
Hình ảnh: Rừng phòng hộ núi Cậu Dầu Tiếng được khoanh nuôi bảo vệ
(ảnh: Nguyễn Văn Tựu)
- Bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; phát động phong trào Tết trồng cây và trồng cây phân tán theo kế hoạch được phê duyệt để tăng độ che phủ rừng và cây công nghiệp lâu năm lên 57,3%, góp phần đáp ứng các yêu cầu về môi trường, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học.
- Thực hiện quản lý, sử dụng bền vững diện tích rừng tự nhiên, từng bước thay thế các diện tích kém hiệu quả bằng rừng trồng có năng suất cao; nâng cao hiệu quả rừng trồng theo hướng phát triển lâm nghiệp đa chức năng.
- Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản; nghiêm túc thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng bị chuyển đổi làm mục đích khác.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2020.
- Tăng cường công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; giảm số vụ vi phạm so với năm 2017.
- Thực hiện quyết liệt, nghiêm túc Thông báo kết luận số 511/TB-VPCP ngày 01/11/2017 của Văn phòng Chính phủ về chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị trực tuyến về tăng cường công tác bảo vệ rừng; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng thúc đẩy Công ty cổ phần đầu tư Xuân Cầu Bình Dương thực hiện các hợp phần trong Dự án trồng mới, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với tổ hợp du lịch, phát triển vườn thú bán hoang dã tai khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu và bán đạo Tha La, xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng; trước măt đề nghị Công ty triển khai trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, triển khai xây dựng các hạng mục nuôi nhốt thú trong năm 2018.
- Tiếp tục triển khai thực hiện bước tiếp theo các chương trình, dự án được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao tại Kế hoạch số 330/KH-SNN ngày 13/02/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển rừng năm 2018 để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Trần Văn Nguyên – Chi cục trưởng