Trong những năm qua, với những nổ lực, cố gắng của lực lượng kiểm lâm Bình Dương, công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào ổn định, nề nếp, hiệu quả. Nhiều vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 2.695,5 km2, tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng là 10.687,61ha, chiếm khoảng 3,97% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó rừng phòng hộ chiếm 34,17%, diện tích còn lại là rừng trồng. Tuy diện tích rừng không lớn nhưng có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường, sinh thái, làm đẹp cảnh quan, góp phần cho sự phát triển kinh tế bền vững của địa phương.
Trong những năm qua, với những nổ lực, cố gắng của lực lượng kiểm lâm Bình Dương, công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào ổn định, nề nếp, hiệu quả. Nhiều vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Hình ảnh: Kiểm lâm địa bàn phối hợp với UBND xã An Lập tuần tra bảo vệ rừng tại
rừng An Lập huyện Dầu Tiếng (Hình: Anh Khuê)
Đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, hàng năm Chi cục Kiểm lâm đã ban hành các văn bản chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm trực thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng cấp huyện triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý; tổ chức kiện toàn Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và các tổ chữa cháy cơ sở.
Đối với các Hạt Kiểm lâm tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã có rừng và các đơn vị chủ rừng, tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu rừng trọng điểm, tuần tra các khu vực có nguy cơ dễ cháy trong thời kì nắng nóng cao điểm, nhằm phát hiện kịp thời khi có lửa rừng để dập tắt lửa ngay, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn.
Hình ảnh: Cán bộ, công chức Hạt Kiểm lâm huyện Dầu Tiếng kiểm tra, bão dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra (Hình: Anh Khuê)
Phối hợp Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự và tọa đàm để tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và công tác trồng cây gây rừng cho nhân dân trên địa bàn tỉnh nắm bắt được các chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành về bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, về chính sách hưởng lợi để cho mọi người hiểu biết và tích cực tham gia.
Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm chủ động phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhất là Luật lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019; tham mưu Ban chỉ đạo huyện xây dựng Kế hoạch kiểm tra việc triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng đối với các chủ rừng, các tổ chức, cá nhân đang được nhận khoán để kịp thời khắc phục những hạn chế thiếu sót trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các công trình, phương tiện và mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ phòng cháy chữa cháy rừng cần thiết; tiến hành vệ sinh rừng, làm giảm vật liệu dễ cháy, đảm bảo cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đạt hiệu quả cao nhất.
Hình ảnh: Bảng Quy ước Bảo vệ rừng An Lập huyện Dầu Tiếng (Hình: Anh Khuê)
Theo dõi thường xuyên thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: http://kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng. Duy trì thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo kịp thời đúng quy định.
Đôn đốc các chủ rừng xây dựng Bảng báo Cấp dự báo cháy rừng, Bảng quy ước bảo vệ rừng, bổ sung thêm biển báo, biển cấm lửa, cấm chặt cây rừng, cấm săn bắt chim muôn, thú rừng…xây dựng kế hoạch diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ngoài ra, Chi cục đã triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; phương châm bảo đảm “4 tại chỗ”; phối hợp với phòng PV05 Công an tỉnh, Ban Dân quân tự vệ thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm tra 06 địa bàn cấp xã có rừng qua đó tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của từng lực lượng trong công tác phối hợp hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hằng năm, tiến hành sơ, tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tốt hơn cho những năm tiếp theo./.
Trần Văn Nguyên