Để tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm phòng ngừa cháy rừng xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương đã chủ động thực hiện những giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
Cháy rừng là một thảm họa, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường; ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống; làm cạn kiệt nguồn nước, mất cân bằng sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học, suy thoái đất đai, năng suất mùa màng và ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống người dân. Nhận thức được điều đó, để tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm phòng ngừa cháy rừng xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, Chi cục Kiểm lâm Bình Dương đã chủ động thực hiện những giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng.
Một là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, đài phát thanh, biển báo, bảng quy ước và tuyên truyền trực tiếp đến người dân, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân có những hoạt động trong rừng, sống ven rừng những quy định của pháp luật về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Cụ thể như tuyên truyền Luật Lâm nghiệp; Nghị định 156/2018-NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác PCCCR để nâng cao sự nhận thức của người dân cùng tham gia thực hiện công tác PCCCR.
Hình ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Ớ - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện phú Giáo
Hình ảnh: Kiểm lâm Dầu Tiếng kiểm tra các biển báo, biển cấm về phòng cháy chữa cháy rừng,
tăng cường tuyên truyền người dân không sử dụng lửa trong rừng
Hình ảnh: Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh và các đơn vị liên quan kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Dầu Tiếng
Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục tổ chức thực hiện các chỉ thị như: Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 23/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn, nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2021; Chỉ thị số 1299/CTPNN-TCLN ngày 21/02/2020của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về PCCCR;
Hai là, hướng dẫn các chủ rừng (Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng và Công ty cổ phân Nông lâm nghiệp Bình Dương) chủ động xây dựng phương án PCCCR theo quy định và tổ chức triển khai thực hiện theo những nội dung đã dược cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường tổ chức tuần tra nhằm phát hiện sớm đám cháy và tổ chức chữa cháy kịp thời; tổ chức trực chòi canh, kiểm soát người ra vào rừng, trực 24/24 giờ tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy cao; phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập đường dây nóng, thông qua các mạng xã hội để thu nhận thông tin báo cháy rừng của người dân.
- Kiểm tra thường xuyên, vận hành, bảo dưỡng các dụng cụ, phương tiện chữa cháy và thay thế sửa chữa kịp thời khi dụng cụ bị hư hỏng nhằm đảm bảo phát huy tối đa tác dụng khi có sự cố cháy xảy ra. Trường hợp khi có sự cố cháy xảy ra phải huy động ngay lực lượng, phương tiện cứu chữa và báo ngay cho Hạt Kiểm lâm huyện và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để được hỗ trợ.
- Phối hợp chặt chẽ với UBND các xã có rừng, các Hạt Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng và thuê môi trường rừng thực hiện nghiêm túc công tác phòng cháy chữa cháy rừng; có biện pháp xử lý nghiêm đối với những tổ chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Tổ chức tuyên truyền đến các hộ dân sinh sống ven rừng về ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng và phương pháp chữa cháy rừng cũng như kịp thời thông tin đến cơ quan chức năng khi có cháy rừng xảy ra.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy chữa cháy rừng; bổ sung, chỉnh lý Phương án PCCCR đối với các nội dung có thay đổi nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Khi có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng và phê duyệt lại.
Ba là, xác định cụ thể các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí lực lượng trực, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời ngọn lửa mới phát sinh, không để xảy ra cháy rừng và cháy lớn. Đối với các chủ rừng tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác PCCCR, tăng cường lực lượng tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao; Tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng. Tuyên truyền những hộ dân sinh sống gần khu rừng nếu có canh tác nương rẫy không sử dụng lửa để xử lý thực bì trong suốt mùa khô và đối với khu rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng hướng dẫn khách tham quan du lịch không sử dụng lửa trong rừng.
Hình ảnh: Kiểm tra xác định các khu vực rừng trọng điểm
có nguy cơ xảy ra cháy rừng.
Bốn là, rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện, tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc PCCCR đối với các chủ rừng.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa các Hạt Kiểm lâm, Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện và các lực lương khác có liên quan, xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR; có các phương án bảo đảm lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp các lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng và cháy rừng.
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về PCCCR theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông tin cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh tại khu vực dân cư tập trung ven rừng để nhân dân và chủ rừng biết, chủ động thực hiện các biện pháp PCCCR.
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, dụng cụ PCCCR nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR. Có phương án, kế hoạch khắc phục hậu quả cháy rừng, phục hồi diện tích rừng sau cháy, xử lý nghiêm các tổ chức, chủ rừng và cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác PCCCR.
- Duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô để kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, phát hiện kịp thời điểm cháy; đồng thời hướng dẫn khách tham quan du lịch tại những khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao.
- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn chủ rừng xây dựng và thực hiện phương án PCCCR theo quy định của pháp luật, đảm bảo chủ động lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ, có phương án chữa cháy rừng cụ thể phù hợp với từng khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp khi có cháy xảy ra không để phát sinh cháy lớn.
- Tổ chức tập huấn kỹ năng, kỹ thuật PCCCR cho các tổ, đội PCCCR cơ sở, chủ rừng nhất là kỹ năng xử lý đám cháy ngay sau khi phát sinh; kỹ năng sử dụng trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy.
- Phân công cán bộ thường trực theo dõi công tác PCCCR thông qua hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến trên Website của Cục Kiểm lâm, báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin có liên quan đến công tác PCCCR về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp báo cáo cơ quan cấp trên theo quy định.
Hình ảnh: Trước mùa khô Ban quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng chủ động xử lý thực bì
trên các tuyến đường băng cản lửa, đốt có kiểm soát nhằm làm giảm vật liệu cháy rừng
Năm là, đối với Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, phân công cán bộ, công chức trực 24/24 giờ tại Văn phòng Chi cục Kiểm lâm, đảm bảo quân số sẵn sàng để hỗ trợ các địa phương khi có sự cố cháy rừng xảy ra; quán triệt đến công chức không được tắt điện thoại trong suốt thời gian được phân công trực để đảm bảo tiếp nhận thông tin liên lạc nhằm kịp thời hỗ trợ cho các cơ sở.
Hình ảnh: Biển Cấm sử dụng lửa trong rừng
Hình ảnh: Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tại huyện Phú Giáo
Sáu là, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng, phối hợp với Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác về phòng cháy chữa cháy rừng đối với các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là các chủ rừng và chính quyền địa phương về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo tuyệt đối an toàn về phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức đánh giá tình hình triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020 của các chủ rừng, xã, thị trấn. Qua đó, kịp thời phát hiện những vướng mắc, tồn tại, ưu, khuyết điểm, nắm bắt được những khó khăn trong triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở cơ sở; những nguyên nhân, nguy cơ, khu vực trọng điểm xảy ra cháy rừng, phá rừng hạn chế đến mức thấp nhất khi có cháy rừng xảy ra; đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng và nhân dân. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để xảy ra cháy rừng.
Hàng năm tiến hành tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá và rút kinh nghiệm trong thực hiện công tác PCCCR tốt hơn cho những năm tiếp theo./
Trần Văn Nguyên - Chi cục trưởng