TTHC Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế đối với trường hợp chủ dự án không tự trồng rừng thay thế
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ dự án nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị nộp tiền trồng rừng thay thế trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác.
Địa điểm: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quầy số 37-38, tầng 1, tháp A, Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ. Nếu trường hợp hồ sơ không đủ thành phần hồ sơ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường điện tử: Bộ phận một cửa xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
(i) Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí đất để trồng rừng thay thế trên địa bàn
Bước 3.1: Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022, Chi cục Kiểm lâm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc chấp thuận nộp tiền, thời gian và số tiền phải nộp trên cơ sở diện tích phải trồng rừng thay thế của chủ dự án và đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh để tổ chức trồng rừng thay thế;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ số tiền của chủ dự án nộp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế.
(ii) Chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế trong trường hợp địa phương không bố trí được đất để trồng rừng
* Trường hợp chủ dự án không đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của UBND tỉnh nơi đề nghị nộp tiền:
Bước 3.1. Gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh gửi hồ sơ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để tổ chức trồng rừng thay thế tại địa phương khác.
Bước 3.2. Trả lời về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế cung cấp thông tin về địa điểm trồng rừng thay thế và đơn giá trồng rừng trên địa bàn tỉnh tại thời điểm chủ dự án đề nghị nộp tiền;
- Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi tiếp nhận nguồn kinh phí trồng rừng thay thế có văn bản xác nhận về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế và đơn giá trồng rừng, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 3.3. Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, kèm theo bản sao quyết định phê duyệt đơn giá trồng rừng của tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đề nghị nộp tiền về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi chủ dự án về thời gian và số tiền chủ dự án phải nộp để trồng rừng thay thế;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi chủ dự án nộp hồ sơ;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày chủ dự án nộp đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi đề nghị nộp tiền chuyển số tiền chủ dự án đã nộp về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam để thực hiện trồng rừng tại địa phương khác và có văn bản gửi chủ dự án thông báo về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế;
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ tiền trồng rừng thay thế, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam điều chuyển tiền về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nơi được lựa chọn trồng rừng thay thế theo quy định.
* Trường hợp chủ dự án đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh:
Bước 3.1. Gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và báo cáo của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh xem xét, thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc chấp thuận nộp tiền, thời gian và số tiền phải nộp trên cơ sở diện tích phải trồng rừng thay thế của chủ dự án và đơn giá trồng rừng thay thế của tỉnh.
Bước 3.2. Hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ dự án phải nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh;
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ số tiền của chủ dự án nộp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ dự án về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi chủ dự án thông báo về số tiền chênh lệch đơn giá trồng rừng thay thế.
Trường hợp số tiền đã nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh thấp hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ dự án phải nộp bổ sung số tiền chênh lệch vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chủ dự án nộp đủ số tiền trồng rừng thay thế theo cam kết của chủ dự án.
Trường hợp số tiền nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh cao hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gửi chủ dự án, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hoàn trả kinh phí chênh lệch bao gồm cả tiền lãi cho chủ dự án theo quy định.
Bước 4: Trả kết quả
Tổ chức, cá nhân đến ngày hẹn trong phiếu biên nhận, nộp giấy biên nhận tại nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả hoặc nhận kết quả tại nhà (nếu tổ chức, cá nhân đăng ký dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ yêu cầu).
2 Cách thức thực hiện:
- Nộp hồ sơ trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu hoặc qua môi trường mạng.
3 Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1 Thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí đất để trồng rừng trên địa bàn:
- Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
b) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh không bố trí được đất để trồng rừng trên địa bàn:
(i) Trường hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh không bố trí được đất để trồng rừng trên địa bàn:
* Hồ sơ chủ dự án gửi Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
* Hồ sơ Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận việc nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, trong đó nêu rõ lý do không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế;
- Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
* Hồ sơ Ủy ban nhân dân tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Văn bản xác nhận về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;
(ii) Trường hợp chủ dự án đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của UBND tỉnh.
- Bản chính văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản sao văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Cam kết của chủ dự án về nộp đầy đủ số tiền theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế theo Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;
- Bản sao các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
4 Thời hạn giải quyết:
(i) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đất để trồng rừng trên địa bàn: 22 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
(ii) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh không bố trí được đất để trồng rừng trên địa bàn.
+ Trường hợp chủ dự án không đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh: 57 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
+ Trường hợp chủ dự án đề nghị nộp ngay số tiền trồng rừng thay thế theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh: 37 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp số tiền đã nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh thấp hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế; 42 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đối với trường hợp số tiền đã nộp theo đơn giá trồng rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh cao hơn số tiền phải nộp theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế
5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6 Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
* Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh
* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và PTNT.
* Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm.
7 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Văn bản về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh;
- Văn bản về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.
8 Phí, Lệ phí (nếu có): Không.
9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Văn bản đề nghị chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo kèm theo Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT;
- Văn bản xác nhận về việc bố trí địa điểm trồng rừng thay thế tại Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT;
- Cam kết của chủ dự án về nộp đầy đủ số tiền theo đơn giá trồng rừng của tỉnh nơi tiếp nhận trồng rừng thay thế theo Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT.
10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tiêu chí lựa chọn địa phương tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế từ các tỉnh không còn quỹ đất để trồng rừng thay thế:
- Có diện tích đất quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, được xác định trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hiện trạng rừng tại thời điểm đề xuất; có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT- BNNPTNT;
- Trường hợp có nhiều địa phương đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế thì ưu tiên địa phương có nhiều diện tích đất chưa có rừng quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nhưng không cân đối được ngân sách để trồng rừng
11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.