Tiểu phẩm tham gia Hội thi Tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp và PTNT lần VII năm 2019 đạt giải 3 của Chi cục Kiểm lâm: "Được cả đôi đường".
Nội dung tóm tắt: Tại khu vực đất giáp ranh giữa rừng tự nhiên và đất nông nghiệp, có 2 vợ chồng đang làm cỏ mì, do sự hiểu biết pháp luật còn kém, nên người chồng có chút lòng tham bàn với vợ để dịch chuyển cột mốc ranh giới rừng nhằm lấn chiếm đất rừng để có thêm đất trồng mì. Tuy nhiên người vợ không đồng ý và đã phản đối nhưng ông hai vẫn cố chấp để thực hiện. Ông hai đang chuẩn bị thực hiện hành vi nhổ cột mốc ranh giới thì tổ kiểm lâm địa bàn đi tuần tra và phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Tại đây tổ kiểm lâm đã giải thích những việc làm sai trái của ông hai, và hành vi vi phạm pháp luật nếu ông hai dịch chuyển cột mốc ranh giới rừng theo Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 và Nghị định 35/2019/NĐ/CP ngày 25/4/2019. Sau khi được cán bộ kiểm lâm giải thích, tuyên truyền thì vợ chồng ông hai đã nhận lỗi, được biết gia đình ông hai khó khăn nên cán bộ kiểm lâm cũng đã vận động tuyên truyền những chính sách của nhà nước theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/09/2016 để vợ chồng ông hai có thể tham gia nhận khoán quản lý bảo vệ rừng vừa bảo vệ rừng cho nhà nước lại có thêm tăng thu nhập cho gia đình, vợ chồng ông hai vui mừng và hứa với cán bộ kiểm lâm sẽ cùng chung tay bảo vệ rừng.
DIỄN BIẾN
Bà hai: Ông ơi.! Cũng gần xong rồi, vợ chồng mình tranh thủ làm cho xong đám cỏ này rồi về sớm ông hen.!
Ông hai: ừ, làm xong phần đất mình, tôi tranh thủ dịch chuyển cái cột mốc này sang bên kia chút xíu, mình có thêm đám đất sau này mình trồng mì thêm.!
Bà hai: Thôi ông ơi. Đó là đất rừng của nhà nước mà, tôi sợ lắm, họ mà biết được thì họ phạt tiền không thì bỏ tù đó ông ơi..!
Ông hai: Cái bà này.! Không biết gì hết! mình có phá rừng đâu mà phạt. Tôi nhổ cột mốc ở đây, tôi qua bên kia tôi chôn xuống lại chứ có bỏ đi đâu?. mà đất rừng nhà nước rộng vậy, không ai mà để ý đâu, mà bà không nói thì ai biết.!
Bà hai: Nhưng tôi vẫn sợ.! lỡ người ta bắt được rồi bỏ tù thì làm sao.? Thôi mà ông ..!
Ông hai: Bà này đúng là nhát gan, vậy bà cứ làm cho xong cỏ mì đi, chuyện này cứ để tôi, bà sợ thì đừng có xen vào. (tỏ vẻ bực bội)
Bà hai: Cái ông này, lúc nào cũng vậy nói là muốn làm cho bằng được. Thôi mặc kệ ông đó..!
(Trong lúc vợ chồng ông hai đang tranh cãi thì tổ kiểm lâm địa bàn đang đi tuần tra ngang qua và nghe được câu chuyện)
Cán bộ Kiểm lâm 1: Tôi nghe như có tiếng người ồn ào ở gần đây,chúng ta vào đó kiểm tra xem..
Cán bộ Kiểm lâm 2: ừ, tôi cũng nghe, chúng ta đi nào.!.
Ông hai: (Đang cuối xuống lấy cuốc vào để chuẩn bị đào cột mốc khỏi vị trí)
Cán bộ Kiểm lâm 1: Bác đang định làm gì đấy ạ, việc dịch chuyển cột mốc ranh giới đất rừng là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bác có ý định đó thì đề nghị bác dừng lại ngay.
Bà hai: (tỏ vẻ hoảng sợ và lo lắng) Ông thấy chưa. Tôi .... tôi đã nói rồi, bây giờ làm sao đây ông, …??
Ông hai: ừ, thì .. thì …. các cô, chú Kiểm lâm … ớ ớ…. tôi,.. tôi đã làm gì đâu..? Tôi có phá rừng rừng đâu..? tôi.. tôi ...! ( lo lắng)
Cán bộ Kiểm lâm 1: Vâng, bác không phá rừng. Nhưng chúng cháu đi tuần tra khu vực này, và đã nghe được câu chuyện của 2 bác rồi.!
Ông hai: Tôi, tôi... tôi chỉ tính dịch cái cột mốc này sang bên kia tí thôi mà, mà tôi đã đã làm đâu, các chú nhìn này, nó vẫn đang ở đây đó thôi.!
Cán bộ Kiểm lâm 2: dạ, cũng may bác chưa việc dịch chuyển cột mốc ranh giới đất rừng nên lần này chúng cháu nhắc nhở bác. Nếu bác đã làm rồi thì hành vi của bác sẽ vi phạm vào Điều 9 “ Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp” của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 và căn cứ vào Nghị định 35/2019/NĐ/CP ngày 25/4/2019 bác sẽ vi phạm tại “Điều 7. Lấn, chiếm rừng” và Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Chúng cháu sẽ tùy vào diện tích mà bác sẽ lấn chiếm để Lập biên bản và làm căn cứ đối chiếu khung hình xử phạt theo quy định. Đồng thời Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm.
Bà hai: Trời ơi, nhà tôi nghèo lấy tiền đâu mà đóng, tôi xin các chú tha cho. . ông thấy chưa, tôi đã nói rồi, giờ tiền lấy đâu ra đây …??
Ông hai: ừ, thì .. thì …. Bà làm gì mà rối lên vậy, các cô, chú nói nếu tôi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng thôi mà, ý là các chú nói là nếu tôi làm rồi thì sẽ bị như vậy. Nhưng tôi đã làm đâu.?
Cán bộ Kiểm lâm 1: Dạ, đúng như vậy, bác gái đừng lo lắng quá, cũng may bác hai chưa việc dịch chuyển cột mốc ranh giới đất rừng nên sẽ không sao đâu ạ.
Cán bộ Kiểm lâm 2: Cũng may chúng cháu tới kịp, tuy nhiên bác cũng phải rút kinh nghiệm, tuy rằng mình không phá rừng nhưng việc dịch chuyển cột mốc ranh giới đất rừng cũng là hành vi vi phạm pháp luật đó bác ạ.
Bà hai: Dạ ..! may quá., các cô chú nói vậy, tôi biết rồi, tôi cảm ơn các chú kiểm lâm nhiều..!.
Ông hai: Vâng, tôi cũng đã biết lỗi của mình, cũng vì nhà nghèo, mà đất thì ít, vợ chồng tôi cũng không có nguồn thu nhập nào ngoài đám mì này, mong các cô chú thông cảm cho, từ nay tôi sẽ không làm như vậy nữa.!
Cán bộ Kiểm lâm 1: Bác đã biết lỗi là tốt rồi.! Thưa bác..! hiện nay nhà nước ta đã ban hành một số chính sách bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg, ngày 14/09/2016 đấy ạ. Nếu bác có thời gian thì bác có thể nhận khoán quản lý bảo vệ rừng vừa có thêm nguồn thu nhập và vừa bảo vệ rừng cho nhà nước ạ.
Bà hai: Ôi..! có chính sách hỗ trợ đó à, vậy cho chúng tôi tham gia với...!.
Ông hai: Thật thế hả các cô chú, tôi nghe chú nói quyết định của Thủ trướng nhưng ở tỉnh mình có được không, mà nếu gia đình tôi nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thì được bao nhiêu tiền.?
Cán bộ Kiểm lâm 2: Dạ được chứ bác. Ở tỉnh Bình Dương chúng ta có Ban hành Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 04/5/2019 về việc quy định mức hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng rất cụ thể đó bác. Nếu gia đình bác nhận khoán quản lý bảo vệ rừng thì mức hỗ trợ sẽ là 300.000 đồng/ha/năm. Ngoài ra nếu gia đình bác thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung thì mức hỗ trợ là 3.000.000 đồng/ha/6 năm.
Ông hai: À, vậy tốt rồi bà ơi, vợ chồng mình sẽ được bảo vệ rừng cho nhà nước lại có thêm tiền để lo cho con rồi. Như vậy là được cả đôi đường rồi còn gì...!!
Bà hai: Vâng, tôi mừng quá .! Có gì nhờ các cô, chú hướng dẫn thêm cho gia đình tôi làm thủ tục để có thể nhận khoán quản lý bảo vệ rừng được sớm nhé.!gia đình tôi mang ơn các chú nhiều lắm.
Cán bộ Kiểm lâm 1: Dạ.! Không có gì đâu bác à, đây là nhiệm vụ của chúng cháu mà. Qua đây chúng cháu cũng muốn bác tuyên truyền đến người thân và gia đình của chúng ta hãy chung tay, chung sức để bảo vệ rừng vì:
(4 nhân vật cùng đồng thanh và giơ cao khẩu hiệu)
“Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính chúng ta”
Hết./.
Nguyễn Thị Xuân Diệu