image banner

Chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

0:00 / 0:00
Ngọc Hoa - Đọc báo
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 43

Cháy rừng là một thảm họa, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường; ảnh hưởng nghiêm trọngđến môi trường sống; làm cạn kiệt nguồn nước, mất cân bằng sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học, suy thoái đất đai, năng suất mùa màng và ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống người dân.

            Cháy rừng là một thảm họa, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường; ảnh hưởng nghiêm trọngđến môi trường sống; làm cạn kiệt nguồn nước, mất cân bằng sinh thái, giảm tính đa dạng sinh học, suy thoái đất đai, năng suất mùa màng và ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống người dân. Nhận thức được điều đó, để tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng(PCCCR)nhằm phòng ngừa cháy rừng xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra cháy rừng  và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Chi cục Kiểm lâm Bình Dương đã chủ động thực hiện những giải pháp sau:

            Một là, thông qua các  phương tiện thông tin đại chúng  như báo, đài truyên hình,đài phát thanh,xây dựng tờ rơi, biển báo, bảng quy ước và tuyên truyền trực tiếp đến người dân, nhằm tuyên truyền sâu rông cho nhân dân sống trong rừng, ven rừng những quy định của pháp luật về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.Cụ thể như tuyên truyền Luật bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số 09/2006/ NĐ-CP quy định về Phòng cháy, chữa cháy rừng và Luật Phòng cháy chữa cháy và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác PCCCRđể nâng cao sự nhận thức của người dân cùng tham gia thực hiện công tác PCCCR.


Hình: Biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng
tại Hạt Kiểm lâm huyện Phú Giáo

            Tiếp tục thực hiện các chỉ thị như: Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 30/3/2016 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị 8718/CT-BNN-TCLN ngày 23/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn 2016; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 06/01/2016 về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháyvà cứu nạn cứu hộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016; Văn bản số 1045/UBND-KTN, ngày 08/04/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

 

 

 

 

 

 




Hình: Chi cục Kiểm lâm phối hợp Hạt Kiểm lâm Dầu Tiếng kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại rừng phòng hộ Núi Cậu – Dầu Tiếng

            Hai là, tham mưu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương thành lập Ban chỉ đạo về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, ứng phó sự cố môi trường do cháy rừng tỉnh Bình Dương, trong đó đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, đồng chí giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm phó ban, Chi cục kiểm lâm và các sở ngành có liên quan là thành viên . Đồng thời xây dựng Phương án tổng thể phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2016-2020 được UBND tỉnh phê duyệt. Tham mưu xây dựng Quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn( lực lượng Chi cục kiểm lâm) và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh( Lực lượng Dân quân tự vệ) theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ về Quy định phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt đông bảo vệ biên giới , biển đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng để triển khai thực hiện.

            Ba là, hướng dẫn các chủ rừng ( Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng và Công ty cổ phân Nông lâm nghiệp Bình Dương)chủ động xây dựng phương án PCCCR theo quy địnhvà tổ chức triển khai thực hiện theo những nội dung đã dược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

            Bốn là, chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm huyện có rừng.

             Tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện Kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR cấp huyện do đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, hạt trưởng Hat kiểm lâm làm phó ban trực; các xã có rừng trên địa bàn huyện,thành lập các tổ xung kích PCCCR và huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho các lực lương này, trong đó quan trọng nhất là phối kết hợp đồng bộ giữa các lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, Dân quân tự vệ, công an và quần chúng nhân dân ở địa phương sống trong rừng, ven rừng, tự giác tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt Kế hoạch PCCCR hàng năm trên địa bàn huyện theo phương án và triển khai thực hiện những nội dung được Chi cục kiểm lâm giao: Duy tu, bảo dưỡng các công trình PCCCR( Chốt bảo vệ rừng, chòi canh lửa,..), phương tiện chửa cháy( xe chửa cháy, máy bơm nước); Mua sắm dụng cụ chữa cháy( bình xịt nức, cào cỏ, dao rựa, đèn pin,..) và Tổ chức lực lượng đủ quân số theo yêu cầu để tuần tra, kiểm tra, canh lửa nhằm phát hiện, dập tắt lửa kịp thời, có hiệu quả.Kiểm tra công tác triển khai PCCCR của các chủ rừng: Tu bổ các đường băng cản lửa (băng trắng, băng xanh), đường tuần tra, bảo vệ rừng; Duy tu bảo dưỡng các công trình phục cho công phòng cháy, chữa cháy rừng gồm các bảng quy ước bảo vệ rừng, bảng dự báo cấp cháy, biển báo, biển cấm, các chốt bảo vệ rừng và các chòi canh lửa, hồ dự trữ nước để chữa cháy; Bố trí đủ lực lượng trực canh phòng lửa rừng 24/24 giờ những nơi trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy trong ngày vào những tháng nắng nóng cao điểm trong năm để sớm phát hiện lửa rừng và tiến hành dập tắt lửa chữa cháy kịp thời có hiệu quả ; Trang bị đầy đủ các dụng cụ chữa cháy( cào cỏ, bình xịt nước, đèn pin,…), phương tiện chữa cháy ( xe chữa cháy, máy bơm nước) trong tình trạng sử dụng tốt nhất, với tư thế sẵn sàng ứng phó nhanh chóng, kịp thời khi có sự cố cháy xảy ra, nhất là thực hiện tốt 04 phương châm tại chổ: Lực lượng tại chỗ, Chỉ huy tại chỗ,phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

            Năm là, phối hợp tổ chức kiểm tra định kỳ hay đột xuất việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ được giao theo phương án tổng thể PCCCR 2016-2020 đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương phê duyệt, giao cho Hạt kiểm lâm kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện phương án PCCCR của các chủ rừng và các tổ chức, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về PCCCR cho các lực lượng lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm tỉnh, huyện nắm bắt cách chữa cháy thực hành thành thạo các thao tác để chủ động xử lý khi xảy ra trường hợp cháy rừng.

            Hàng năm tiến hành tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá và rút kinh nghiệm trong thực hiện công tác PCCCR tốt hơn cho những năm tiếp theo./

Nguyễn Văn Tựu- Phó trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừngvà bảo tồn thiên nhiên. Chi cục Kiểm lâm Bình Dương.