image banner

TTHC 1.012921 - Thanh lý rừng trồng thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương

0:00 / 0:00
Ngọc Hoa - Đọc báo
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 40

Thủ tục Thanh lý rừng trồng thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương

1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Địa điểm: Quầy số 37-38, tầng 1, tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận một cửa kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ. Nếu trường hợp hồ sơ không đủ thành phần hồ sơ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do trong 01 ngày làm việc.

Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường điện tử: Bộ phận một cửa xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, thông báo ngay bằng Biểu mẫu của Bộ phận một cửa và nêu rõ lý do trong 03 ngày làm việc

Bước 3: Thẩm định

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nhiệm vụ sau:

B3.1) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Chi cục kiểm lâm trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thành lập Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng.

Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; thành viên Hội đồng gồm: đại diện cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý (nếu có), cơ quan tài chính; chuyên gia, nhà khoa học (nếu có) và đại diện các cơ quan liên quan khác (nếu có). Hội đồng thẩm định hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng thực hiện các nội dung sau:

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường. Thành phần tham gia gồm: đại diện Hội đồng thẩm định; Chi cục Kiểm lâm; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng đề nghị thanh lý; tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng; các cơ quan liên quan khác (nếu có). Kết quả xác minh, kiểm tra hiện trường được lập thành biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

Tổ chức họp Hội đồng thẩm định: căn cứ chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng (đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư) hoặc tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng (đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư), Hội đồng thẩm định họp, xem xét hồ sơ và các nội dung trong phương án thanh lý rừng trồng. Trước khi họp Hội đồng, các thành viên Hội đồng gửi ý kiến bằng văn bản có xác nhận của đơn vị nơi thành viên Hội đồng công tác. Kết quả họp Hội đồng được lập thành biên bản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.

B3.2) Trong thời hạn 25 ngày Sau khi nhận được biên bản họp của Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và PTNT lập báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng theo mẫu 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP.

Trường hợp rừng trồng không đủ điều kiện thanh lý, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trả kết quả

Tổ chức, cá nhân đến ngày hẹn trong phiếu biên nhận, nộp giấy biên nhận tại nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả hoặc nhận kết quả tại nhà (nếu tổ chức, cá nhân đăng ký dịch vụ chuyển trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại địa chỉ yêu cầu).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu hoặc qua môi trường mạng

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

 3.1. Thành phần hồ sơ:

*) Trường hợp thanh lý rừng trồng trong giai đoạn đầu tư

a) Hồ sơ do tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng trồng nộp:

- Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

- Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

- Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;

- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;

- Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;

- Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

b) Hồ sơ do Sở NN & PTNT trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng:

- Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường);

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

- Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

- Dự thảo quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

- Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

- Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

- Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;

- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;

- Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bản sao biên bản nghiệm thu khối lượng hàng năm;

- Bản sao báo cáo tài chính hàng năm;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

**) Trường hợp thanh lý rừng trồng sau giai đoạn đầu tư

a) Hồ sơ do tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng trồng nộp:

- Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

- Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

- Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;

- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;

- Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bản sao báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

b) Hồ sơ do Sở NN & PTNT trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng:

- Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường);

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

- Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

- Dự thảo quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

- Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

- Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;

- Biên bản kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;

- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;

- Bản sao quyết định phê duyệt (dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Bản sao báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

***) Trường hợp thanh lý rừng trồng xảy ra trước ngày Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng

a) Hồ sơ do tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng:

- Tờ trình đề nghị thanh lý rừng trồng không thành rừng;

- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;

- Bản sao quyết định phê duyệt dự án;

- Biên bản xác minh hiện trường có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có rừng trồng không thành rừng;

- Phương án thanh lý rừng trồng

e) Hồ sơ do Sở NN & PTNT trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng:

- Tờ trình đề nghị thanh lý rừng trồng không thành rừng;

- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng;

- Bản sao quyết định phê duyệt dự án;

- Biên bản xác minh hiện trường có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có rừng trồng không thành rừng;

- Phương án thanh lý rừng trồng

- Biên bản xác minh, kiểm tra hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường);

- Biên bản họp Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

- Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

- Dự thảo quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;

3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

* Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

* Cơ quan phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

* Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Kiểm lâm

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

Quyết định thanh lý rừng trồng theo mẫu số 08 kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng.

8. Phí, lệ phí (nếu có): Không

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 7, khoản 1, 3 Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.

 

Tải các biểu mẫu tại đây.